Giá phụ tùng ô tô giá bao nhiêu tiền Tại Hà Nội và Yên bái lắp đặt trọn gói ship Tận nơi mới nhất 2025
Khi sở hữu một chiếc xe ô tô, sau một thời gian sử dụng, có những bộ phận bắt buộc phải thay mới. Chúng được thiết kế rời với thân xe nhưng không có chúng xe không hoạt động được. Những chi tiết thay thế được như vậy đều gọi chung là phụ tùng ô tô. Phụ tùng ô tô là gì và gồm những gì, địa chỉ uy tín thay thế phụ tùng ô tô ở đâu. Cụ mợ tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Phụ tùng ô tô là gì?
Khái niệm phụ tùng ô tô hiểu đơn giản nhất là những thành phần, chi tiết của một chiếc xe ô tô được sản xuất rời, không lắp ráp cố định với nhau. Khi chúng bị hỏng, sử dụng lâu, bị cũ không còn hoặc hạn chế khả năng hoạt động, không đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách trên xe thì chúng có thể tháo ra và thay mới được.
Phụ tùng ô tô bao gồm những gì?
Mọi người hay nhầm lẫn phụ tùng ô tô với đồ chơi ô tô. Phụ tùng ô tô bao gồm những bộ phận, chi tiết máy như: giảm xóc, rotuyn, bình ắc quy, xylanh, piston, gioăng máy, bạc séc măng, canh trục khuỷu, bạc ắc piston – bạc chốt piston, seal xy lanh, súp pắp hút xả,… hay là la zăng, gạt mưa ô tô, má phanh, phanh,… Còn đồ chơi ô tô là những thiết bị như: camera hành trình, cảm biến áp suất lốp, bơm điện ô tô, cáp kích nổ, máy khử mùi ô tô Sharp…
Tóm lại, phụ tùng ô tô là những thứ gắn vào xe mà không có chúng hoặc chúng bị hỏng thì xe ô tô không thể hoạt động được. Còn đồ chơi ô tô là thiết bị, đồ dùng làm tăng sự sang trọng của xe hơi, cảnh báo an toàn cho tài xế… mà không có chúng, ô tô vẫn hoạt động được.
TÌM HIỂU CÁC PHỤ TÙNG Ô TÔ CƠ BẢN TRÊN XE CỦA BẠN
Nắp capô, lưới tản nhiệt, vô lăng hay cần số… là những bộ phận cơ bản trên ô tô mà chắc hẳn ai cũng từng nghe qua, nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu được chức năng của chúng?
1. Ngoại thất
- Nắp ca-pô: Là phần khung kim loại ở phía đầu xe có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong.
- Lưới tản nhiệt: Hầu hết ô tô đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho phép không khí luồn vào bên trong. Ngoài ra, lưới tản nhiệt có thể được đặt ở một số vị trí như phía trước bánh xe (để làm mát hệ thống phanh) hoặc trên phía sau xe, đối với các xe có động cơ đặt sau.
- Đèn pha: Là thiết bị chiếu sáng thường đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capô và mặt trước của xe. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100 m. Đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt (đèn chiếu gần) trong cùng một chóa đèn, hoặc lắp bổ sung cho độ chiếu sáng tối ưu.
- Cản: Là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe và hư hại ở các bộ phận khác.
- Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa… vào trong xe, mà còn tham gia vào việc gia tăng độ cứng vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.
- Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước nhằm mục đích hỗ trợ người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.
2. Nội thất
- Vô lăng: Là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với những tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái bánh răng – thanh răng và trục vít – bánh vít, đồng thời có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.
- Bảng đồng hồ: Là một hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp người lái biết được thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe. Thông tin hiển thị dưới 2 dạng: kim hoặc số.
- Đồng hồ đo tốc độ (Speedometer): Dùng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe, là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện gắn động cơ từ năm 1910, thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường (Odometer) để báo quãng đường xe đã đi được từ lúc bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình (Tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn.
- Đồng hồ đo vòng tua: Là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút (RPM – Revolution per minute). Đối với xe số sàn, thông số này có ý nghĩa quan trọng, cho biết động cơ có đang hoạt động trong dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ không tải có đạt chuẩn hay không. Còn với xe số tự động, người lái theo dõi đồng hồ để duy trì tình trạng hoạt động của động cơ ở dải vòng tua hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu.
- Bàn đạp ga: Là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn. Bàn đạp ga được điều khiển bởi chân phải và có công dụng kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Người lái đạp ga càng mạnh, nhiên liệu bơm vào động cơ càng lớn làm cho xe chạy nhanh hơn. Khi nhả chân ga, xe sẽ chạy chậm lại. Bàn đạp ga phản ứng rất nhanh nhạy dù lực tác động không lớn.
- Bàn đạp phanh: Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại. Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh, dầu phanh trong hệ thống sẽ di chuyển theo các đường ống dẫn đến các xi lanh bánh xe, dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston, cơ cấu phanh sẽ thực hiện nhiệm vụ giảm tốc hoặc dừng xe. Thời gian và quãng đường để xe phanh phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Tuy nhiên, tốt nhất người lái nên tăng áp lực dần dần cho đến khi xe đạt được tới điểm dừng một cách nhẹ nhàng, tránh phanh gấp.
- Bàn đạp ly hợp (chỉ có trên xe số sàn): Bàn đạp này được điều khiển bằng chân trái của người lái và sử dụng khi muốn điều khiển xe ra khỏi một vị trí cố định, chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột. Để xe chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà, khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ để tăng dần mô men xoắn truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Khi nhả hết bàn đạp ly hợp, người lái nên đặt chân xuống sàn xe để tránh hiện tượng trượt ly hợp.
- Cần số: vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của ô tô.
Thiết kế, trang bị hay thông số kỹ thuật động cơ là những yếu tố cố định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, dù chủ xe có hiểu rõ cũng không ứng dụng được nhiều vào quá trình sử dụng. Trong khi đó, một khi nắm vững nguyên lý hoạt động của các bộ phận được đề cập như trên, người lái có thể linh hoạt điều khiển chiếc xe tùy theo từng điều kiện khác nhau, từ đó tối ưu hóa khả năng vận hành cho chiếc xe. Chính vì thế, đừng nên xem thường bất cứ chi tiết cơ bản nào, bởi một cơ cấu đơn giản cũng có thể sở hữu công dụng to lớn.
Giá phụ tùng ô tô Innova
Giá phụ tùng khung gầm xe innova:
- Phuộc trước toyota innova: 1.200.000/cây hàng chính hãng – phuộc tokico 780.000/cây
- Phuộc sau toyota innova chính hãng: 750.000/cây – phuộc sau tokico 530.000/cây
- Mâm ép toyota innova chính hãng: 2.000.000/bộ
- Bố ly hợp innova chính hãng: 1.950.000/bộ
- Bố thắng trước innova chính hãng: 1.300.000/bộ
- Bố thắng sau innova chính hãng: 1.050.000/bộ
- Cao su chân máy innova chính hãng: 750.000/cục
- Rotuyn lái trong innova: 700.000/cặp hàng 3 số 5
- Rotuyn lái trong innova hàng chính hãng: 3.200.000/cặp
Giá phụ tùng điện lạnh innova:
- Lốc lạnh innova chính hãng: 7.600.000/bộ
- Lốc lạnh innova hàng Denso Nhật: 6.300.000/bộ
- Lốc lạnh toyota innova tháo xe: 4.500.000/bộ
- Quạt dàn lạnh toyota innova chính hãng: 1.250.000/bộ
- Dàn lạnh innova chính hãng: 2.500.000/bộ
- Dàn lạnh sau innova: 2.200.000/bộ
- Dàn nóng toyota innova: 4.500.000/bộ
- Dàn nóng innova hàng Denso Nhật: 2.400.000/bộ
- Van tiết lưu innova: 400.000/cái
Giá phụ tùng điện innova:
- Máy phát điện toyota innova: 7.300.000/bộ
- Đồng hồ taplo innova G: 9.600.000/bộ
- Đồng hồ taplo innova J: 8.500.000/bộ
- Cảm biến ABS innova: 2.800.000/bộ
- Bảng báo giá phụ tùng thân vỏ innova:
- Đèn pha innova 2016: 4.100.000/chiếc
- Đèn lái innova 2009: 1.100.000/chiếc
- Đèn cản innova 2015: 1.200.000/chiếc
- Cản trước innova: 1.200.000/cái
- Cửa xe innova: 7.100.000/cái
- Kính chiếu hậu innova 2015: 3.200.000/cây
Giá phụ tùng ô tô Honda
- Đuôi cá HONDA CIVIC có giá 2,2 triệu/cái
- Sét gạt mưa HONDA CIVIC 2.0i size 26″X22″ có giá 460 ngàn đồng/bộ
- Lọc gió động cơ Honda Civic 1.8 có giá 260 ngàn đồng/chiếc
Giá phụ tùng ô tô Huyndai
- Lọc gió: 1,2 triệu/cái
- Lọc nhiên liệu 171 ngàn đồng/cái
- Láp ngang cầu sau: 7.1 triệu/cái
- Láp dọc đồng bộ: 20,5 triệu/cái
- Cao su chân máy trước: 900 ngàn/cái
- Mâm ép: 6,9 triệu/cái
- Búp sen thắng sau: 700 ngàn /cái
Mức giá phụ tùng ô tô trên có thể thay đổi theo từng thời điểm và tùy vào nhà cung cấp cũng như đơn vị phân phối..
Trên đây là một số thông tin về các loại phụ tùng ô tô cũng như giá phụ tùng ô tô của một số hãng để bạn có thể tham khảo, đối chiếu để có thể tìm kiếm được phụ tùng chất lượng, giá tốt khi có nhu cầu. Chúc bạn may mắn và thành công.
Địa chỉ thay thế phụ tùng ô tô chính hãng tại Hà Nội, Yên Bái
Hùng Mạnh – Trung tâm dịch vụ của diễn đàn Hùng Mạnh sau nhiều năm hoạt động đã trở thành địa chỉ tin cậy của các thành viên diễn đàn Hùng Mạnh và rất nhiều tài xế Việt. Hùng Mạnh chuyên:
1. Căn chỉnh độ chụm, cân bằng động, láng đĩa phanh tự động trên máy Hunter - USA
2. Siêu thị phụ tùng đồ chơi ô tô: Cung cấp sản phẩm Camera hành trình, thảm trải sàn ô tô, bơm điện, tinh dầu thơm, máy khử mùi Sharp, cảm biến áp suất lốp, dung dịch làm sạch Sonax,...
3. Đại lý cung cấp lốp ô tô các thương hiệu: Michelin, Thunderer, Brigestone, Dunlop, Kumho, Deline, Maxxis…,
4. Thay thế phụ tùng ô tô: ắc quy, thay dầu nhớt động cơ, thay thế rotuyn lái trong, rotuyn lái ngoài, rotuyn cân bằng trước, rotuyn cân bằng sau, giảm xóc trước, giảm xóc sau, gạt mưa ô tô, la zăng, má phanh, phanh ô tô, đèn xe ô tô, còi xe ô tô…cho tất cả dòng xe hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Các sản phẩm phụ tùng ô tô tốt, chính hãng nếu đến được tay người tiêu dùng là rất tốt. Tuy nhiên, chúng lại dễ bị làm giả, hàng kém chất lượng đầy rẫy ngoài thị trường, độ bền kém. Nhiều địa lý chạy theo lợi nhuận để dễ dàng bỏ qua trách nhiệm đảm bảo an toàn cho ô tô và người dùng.
Vì thế, Hùng Mạnh thay các cụ các mợ, thay nhiều tài xế Việt. Chúng tôi là trung gian tìm kiếm nguồn hàng phụ tùng chính hãng, giá tốt nhất từ nhà phân phối để cung cấp phụ tùng mà ô tô cụ mợ cần thay thế.
Mọi người có nhu cầu thay thế phụ tùng ô tô vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Hà Nội hiện tại có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:
- 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
- 1 Thị xã: Sơn Tây
- 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.
Tìm kiếm có liên quan
Phụ tùng ô to giá rẻ Hà Nội
Phố bán phụ tùng ô to ở Hà Nội
Phụ tùng ô to cũ tại Hà Nội
Chợ phụ tùng ô to
Phụ tùng ô to tại Hà Nội
Phụ tùng ô tô Nhật bãi
Phụ tùng ô tô xe hơi
Phụ tùng ô TO Hùng Mạnh
Bảng giá phụ tùng ô tô tải
Báo giá phụ tùng ô tô Toyota
Phụ tùng xe ô to nào rẻ nhất
Phụ tùng ô tô giá rẻ
Chợ phụ tùng ô to
Phụ tùng ô to gần nhất
Phụ tùng ô tô gồm những gì, Cho phụ tùng ô to Hà Nội